Hội Thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam – Khi đọc tựa đề bài viết, chắc hẳn trong tâm trí bạn chợt hiện lên suy nghĩ “Sao có thể như vậy được? Tại sao sự nghiệp có thể hủy hoại tôi?”. Chúng ta hãy cùng xem qua bài phỏng vấn với ông Mục sư Tim Keller đến từ thành phố New York để hiểu hơn.
Cùng tham gia với chúng ta trong tuần này là mục sư Tim Keller từ thành phố New York để trò chuyện về ơn kêu gọi và cuốn sách thực sự hữu ích của ông ấy “Mọi nỗ lực tuyệt vời”: Kết nối công việc của bạn với công việc của Chúa. Tôi có rất nhiều những câu hỏi dành cho ông ấy – thành thật mà nói. Chúng ta sẽ cùng trò chuyện với các sinh viên tốt nghiệp đại học, các bậc cha mẹ và các cơ đốc nhân, là những người cảm thấy bế tắc trong công việc. Tôi bắt đầu bằng một câu hỏi: Tại sao một quan điểm Kinh Thánh về ơn kêu gọi dường như không được phát triển trong cuộc sống của rất nhiều tín hữu cơ đốc ngày nay?
Vâng, tôi cho rằng lí do có thể nằm ở thực tế là không có sự đồng thuận trong Hội Thánh về việc Hội Thánh được cho là có liên quan đến văn hóa nói chung. Trên thực tế, tôi đã viết một cuốn sách khác về điều này, Hội Thánh trung tâm. Tôi cố gắng giải quyết vấn đề này trong cuốn sách đó chứ không phải trong cuốn Mọi nỗ lực tuyệt vời.
“Một công việc là một ơn gọi chỉ khi có người khác kêu gọi bạn làm việc đó và bạn làm cho họ chứ không phải cho chính mình.”
Về cơ bản, các bạn có những quan điểm rất khác nhau về cách Hội Thánh liên quan đến văn hóa, có thể do dựa trên nhiều quan điểm khác nhau về ân điển thông thường, và cũng có thể do dựa trên những quan điểm có một chút khác nhau về vai trò của Hội Thánh với vai trò như là một tổ chức.
Khi nói đến giáo lý về ơn gọi, mọi người đều nói: “Ồ đúng, nó thực sự quan trọng. Điều cốt lõi cần ghi nhớ là tất cả công việc đều là một lời kêu gọi từ Đức Chúa Trời. Công việc là quan trọng và bạn cần đặt đức tin của bạn khi làm việc. Đúng, điều này rất quan trọng.” Nhưng sau đó, vấn đề nảy sinh là giáo lý về ơn gọi bị cuốn vào cuộc tranh cãi này. Không có sự đồng thuận về cách liên quan đến văn hóa. Không có sự đồng thuận về ý nghĩa của ơn gọi.
Phá vỡ chủ nghĩa cá nhân
Đúng vậy. Cảm ơn ông vì đã giúp làm sáng tỏ một số nhầm lẫn và giúp chúng tôi làm việc hướng tới sự rõ ràng. Trong thực tế, đầu cuốn sách “Mỗi nỗ lực tuyệt vời”, ông viết hai câu để nắm bắt chủ đề chính trong cuốn sách: “Một công việc là một ơn gọi chỉ khi có người khác kêu gọi bạn làm việc đó, và bạn làm cho họ chứ không phải cho chính mình… Việc suy nghĩ rằng công việc chính là một cách thức để tự hoàn thiện, tự thực hiện sẽ dần dần đưa đến sự hủy hoại bản thân cũng như phá hoại các mối quan hệ xã hội trong chính nó (19). Quyền lực. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân gây phá hoại ở nơi làm việc này đến từ đâu?
Vâng, ý nghĩ trần tục của thế gian bắt nguồn từ suy nghĩ không có ý nghĩa trong cuộc sống. Chúng ta ở đây một cách tình cờ. Không có ý nghĩa cho cuộc đời. Không có sự tuyệt đối về đạo đức. Chúng ta không được đặt ở đây cho một mục đích nào.
Nhưng sau đó, tôi đã thấy điều này dưới nhiều hình thức, điều mà hầu hết người ta nói: “Tất nhiên là không có ý nghĩa trong cuộc sống – bạn phải tạo ra ý nghĩa của riêng mình.” Tôi đã thấy rất nhiều người thế gian và những người vô thần nói rằng, Phải, tất nhiên không có ý nghĩa gì với cuộc sống, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể sống một đời sống có ích và một cuộc sống hạnh phúc. Bạn tạo ra ý nghĩa của riêng bạn.
Thực ra, ai đó nên đi sâu vào vấn đề này vào lúc khác. Còn tôi, có thể tôi sẽ nói rằng: “Bạn không thể tạo ra ý nghĩa của riêng bạn. Nếu bạn nghĩ bạn đang tạo ra ý nghĩa của riêng bạn, thực ra bạn không có nó.” Về cơ bản, điều này được hiểu là “Bạn quyết định. Bạn quyết định điều gì đúng hay sai đối với bạn. Bạn quyết định điều gì là quan trọng và bạn sống theo thứ tự đó.”
Trong trường hợp đó, không hề có sự kêu gọi. Bạn sẽ không cảm nhận thấy rằng có điều gì đó cao hơn và quan trọng hơn chính bạn. Nếu bạn không có điều đó, bạn không thể có những thứ khác như là hy sinh hay phục vụ. Tất cả những gì bạn làm là ích kỷ.
Và cũng không có hy vọng thực sự. Không có hy vọng thực sự cho tương lai. Bạn chỉ đơn giản là cố gắng tạo ra một chút hạnh phúc cho bản thân trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Nhưng cuối cùng, không còn gì ngoài bóng tối.
Khi bạn kết hợp những điều đó lại với nhau, những ý tưởng về ơn gọi, về hy vọng, về sự phục vụ, và về sự hy sinh, không ích kỷ, tất cả thực sự phụ thuộc vào việc có một Đấng quan trọng hơn bạn, một Đấng vẫn đang ở đó, chính là Đức Chúa Trời.
Tôi nghĩ rằng toàn bộ khái niệm về ơn gọi biến mất thì công việc chỉ còn là việc tìm cách để tiến lên, và nó đang hủy hoại chúng ta.
Những tấm lòng được biến đổi nhờ phúc âm
Quả đúng như vậy, tự hy sinh hay dâng mình là trung tâm của tư tưởng Kinh Thánh về ơn gọi. Tôi nghĩ rằng ý tưởng đó đối ngược với nhiều Cơ Đốc nhân không thích công việc của mình. Điều này thực sự thiết thực, nhưng nếu một Cơ Đốc nhân xuất hiện để làm việc vào sáng thứ Hai và họ cáu kỉnh với người khác thì sẽ như thế nào?
“Nếu bạn tạo ra một sản phẩm giúp cho mọi người được sống tốt hơn, ngay cả khi đó là một công việc nhàm chán, thì bạn đang làm công việc của Chúa.”
Trong cuốn sách, tôi nói về thực tế là phúc âm được đưa vào công việc của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Một trong số đó là qua tấm lòng. Càu nhàu, tức giận hoặc chỉ làm những gì tôi phải làm để xong việc, đồng nghĩa với việc bạn thiếu đi phẩm chất của một người theo Chúa.
Nhờ Phúc âm mà chúng ta biết sống đời sống biết ơn, biết sống khiêm nhường, Phúc âm cho chúng ta sự bình an thật từ trong tấm lòng và tâm hồn chúng ta trở nên phong phú. Nếu bạn không bày tỏ ra những điều đó tại nơi làm việc, đồng nghĩa với việc bạn chưa thực sự để Phúc âm biến đổi tấm lòng theo cách của Chúa.
Về lâu dài, một tấm lòng được biến đổi nhờ Phúc âm thường khiến bạn trở thành một nhân viên tốt. Mọi người sẽ muốn làm việc cùng bạn. Mọi người sẽ muốn ở cùng đội với bạn. Những người chủ sẽ hài lòng với việc bạn làm. Quả thật, về lâu dài, có một tấm lòng được Phúc âm biến đổi là điều cần thiết cho các lĩnh vực công việc thực tế.
Ông thần lựa chọn
Chắc chắn rồi. Sự thành công đòi hỏi sự chăm chỉ và tập trung ở nhiều mức độ. Tôi nghe cụm từ “Ông thần lựa chọn” lần đầu tiên từ Mark Dever ở DC. Ông ấy nói về những mục sư trẻ đang lãnh đạo một Hội Thánh địa phương nhưng mặt khác, họ lại luôn để mắt đến một nhà thờ khác, luôn tìm kiếm một Hội Thánh mới hơn và một vị trí tốt hơn ở đó. Tương tự như vậy, có vẻ như có sự cám dỗ này thường đến với các Cơ Đốc nhân đang làm một công việc nhưng mặt khác lại bị cuốn vào những ý tưởng của “ông thần lựa chọn”, và rồi họ sẽ chẳng khi nào tham gia vào một công việc cụ thể, nhưng luôn kiếm tìm một công việc mới, một vị trí mới để làm. Ông có nhận thấy điều này không?
Có. Tôi nghĩ điều này khá mỉa mai khi tôi nói “Có”. Nhưng câu hỏi của bạn đã nêu rõ và tôi đồng ý với nó. Tôi chỉ thêm một điều này. Mọi người đang tìm kiếm cho một thứ gì đó trọn vẹn hơn. Họ thường nói rằng, “Tôi muốn một công việc thú vị hơn. Công việc này có hơi nhàm chán.” Hoặc họ đang tìm kiếm một công việc được trả lương cao hơn. Tôi nghĩ rằng sự hiểu biết của Cơ Đốc nhân về ơn gọi là nếu bạn tạo ra một sản phẩm giúp cho mọi người được sống tốt hơn, ngay cả khi đó là một công việc nhàm chán, thì bạn đang làm công việc của Chúa. Bạn đang chăm sóc cho sự sáng tạo của Chúa. Bạn đang phục vụ nhu cầu của mọi người. Tại sao bạn cần phải được đầy trọn một cách đáng kinh ngạc như vậy khi bạn biết bạn đang làm điều gì đó giúp cho người khác. Tôi nghĩ đó là một phần của những gì tôi muốn nói về việc chúng ta đã mất ý tưởng về sự kêu gọi, và chúng ta đang xem công việc như một cách để được lấp đầy, và cuối cùng điều đó thực sự nghiền nát bạn. Bạn luôn luôn nửa vời, như bạn nói.
(Tim Keller là một học giả, nhà thần học và nhà biện hộ. Ông là mục sư sáng lập Hội Thánh Redeemer Presbyterian ở thành phố New York, và là người đồng sáng lập của Liên Hiệp Phúc Âm (The Gospel Coalition).)
Tin bài dịch: Nhóm Dịch Thuật – Mục vụ Truyền Thông Hội Thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam
Lược dịch từ: desiringgod.org