VECC – Mong muốn của Chúa là được nhìn thấy con cái Ngài sống trong sự dư dật và thoát khỏi tội lỗi (Giăng 10:10). Chúa Giê-xu đã chết thay để giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi – một lần đủ cả. Mặc dù những thói quen tội lỗi không dễ dàng chết đi, nhưng chúng ta hãy cứ bắt đầu bằng bằng việc đứng trong trong sự đồng ý rằng chiến thắng đã thuộc về chúng ta, và chúng ta bước vào trong chiến thắng đó từng bước một.
Thói quen là một hành động thường xuyên, là tín hiệu trong não, thường khó có thể từ bỏ. Thói quen có thể là tốt (như luyện tập thể dục, ăn uống lành mạnh và thường xuyên đọc Kinh Thánh) hoặc xấu (suy nghĩ về những khuynh hướng không lành mạnh làm chúng ta cảm thấy bị mắc kẹt).
Dù đó là thói quen xấu như việc vặn tủ cho thỏa mãn, dán mắt vào ti vi, hay những thói quen sâu kín và đáng xấu hổ hơn mà chúng ta không dám đề cập trong buổi học nhóm Kinh Thánh hàng tuần; thì hầu hết chúng ta có thể bỏ được một hay hai thói quen như thế. Rất nhiều người trong chúng ta mong mỏi sự tự do khi có thể phá vỡ một cơ chế không lành mạnh hoặc kiểu tội lỗi sâu kín. Khi chúng ta thành thật nhìn nhận, hầu hết “những thói quen xấu” của chúng ta không đơn thuần chỉ là những đăc trưng lạ. Chúng là những tội lỗi như mê ăn uống, buôn chuyện và tham lam. Vậy làm cách nào để thoát khỏi những điều này?
1/ Bắt đầu với việc cầu nguyện
Không gì có thể phá vỡ một thói quen hơn việc thấy chán nản với nó đến mức không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ nó. Đây thường là cách Chúa hành động trên đời sống chúng ta. Chúng ta chán việc mệt mỏi vì ăn quá nhiều đường. Tâm trí chúng ta trở nên mệt mỏi vì phải chạy theo những xu hướng mới nhất của thời trang, giải trí và sửa sang nhà cửa.
Sứ đồ Phao-lô rõ ràng cảm thấy mệt mỏi vì tội lỗi của mình khi ông viết những lời này gửi hội thánh Rô-ma: “Vì tôi không làm điều thiện mình muốn, mà lại làm điều ác mình không muốn.” (Rô-ma 7:19). Khi chúng ta sẵn sàng thừa nhận rằng bản ngã xác thịt khiến chúng ta khốn khổ, là lúc chúng ta sẵn sàng đồng ý với Chúa và cố từ bỏ thói quen xấu đó. Chúng ta có thể bắt đầu với lời cầu nguyện rằng chúng ta mệt mỏi với việc tiếp tục trong những thói quen xấu này.
2/ Nghĩ đến ngày mai
Trong khi một nửa ga-lông kem sô-cô-la được coi là tốt trong thời điểm này, thì sự khôn ngoan hỏi về mối liên hệ với ngày mai. Nếu sự khó chịu trong thân thể đến từ một thói quen, thì hãy tập trung vào sự khó chịu có thể đến vào ngày mai thay vì thay vì nuông chiều bản thân trong sự vui thích tạm thời ngày hôm nay.
Hành vi của chúng ta nắm giữ những hậu quả tự nhiên, và bởi ân điển Chúa, Ngài cho phép chúng ta cảm thấy sức nặng của tội lỗi. Hãy cân nhắc xem liệu sự thèm muốn những thứ xa xỉ đắt tiền có thể khiến bạn thỏa mãn hay làm bạn hao mòn. Hãy cân nhắc những thứ bạn đưa vào cơ thể sẽ làm bạn cảm thấy thế nào trong tương lai gần. Những hậu quả tự nhiên có thể là một sự răn đe mạnh mẽ.
3/ Tìm sự giúp đỡ trong hiện tại
Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta hướng về Ngài khi chúng ta yếu đuối. Khi sự bảo vệ của chúng ta đi xuống, và chúng ta muốn bỏ cuộc, Chúa chờ đợi chúng ta kêu cầu Ngài. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sức mạnh của Ngài trở nên hoàn hảo khi chúng ta thừa nhận sự yếu đuối (2 Cô-rinh-tô 12:10). Đức Chúa Trời vui ban sự khôn ngoan cho những ai cầu hỏi Ngài (Gia-cơ 1:5). Chúng ta hướng mắt lên Chúa trong những phút giây yếu đuối và tìm kiếm sự giải cứu từ nơi Ngài.
4/ Thay thế nó bằng niềm vui sâu sắc hơn
Một trong những chiến lược tốt nhất để thay đổi một hành vi là thay thế nó. Chúng ta có thể thay thế những kiểu thói quen không lành mạnh bằng kiểu thói quen lành mạnh. Một chuyến đi bộ ngắn là cách giảm căng thẳng lành mạnh hơn việc ăn một túi khoai tây chiên. Một cuốn sách kích thích trí não lành mạnh hơn việc vùi đầu vào trò chơi điện tử.
Chúa hứa sẽ không bao giờ để chúng ta đối mặt với cám dỗ mà không mở đường cho ra khỏi (1 Cô-rinh-tô 10:13). Chúng ta có thể tham gia cùng Ngài trong công việc này bằng cách lập ra những hoạt động thay thế thú vị mỗi khi chúng ta biết mình sẽ bị thói quen không lành mạnh cám dỗ.
5/ Tâm sự với bạn bè
Cuối cùng, ánh sáng soi rạng những thói quen bị giấu kín trong đời sống thường giải phóng sức mạnh giúp chúng ta được tự do. Khi chúng ta phơi bày bí mật của mình ra ngoài ánh sáng, sức mạnh biến đổi của Đức Thánh Linh đã và đang hành động trong chúng ta để mang đến sự tự do. Dù là việc giải trình với một người bạn, hay tìm kiếm một cố vấn chuyên nghiệp để vượt qua sự ham mê đã lâu, thì việc bước đi với một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong Đấng Christ có thể tạo nên sự khác biệt.
Mong muốn của Chúa là được nhìn thấy con cái Ngài sống trong sự dư dật và thoát khỏi tội lỗi (Giăng 10:10). Chúa Giê-xu đã chết thay để giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi – một lần đủ cả. Mặc dù những thói quen tội lỗi không dễ dàng chết đi, nhưng chúng ta hãy cứ bắt đầu bằng bằng việc đứng trong trong sự đồng ý rằng chiến thắng đã thuộc về chúng ta, và chúng ta bước vào trong chiến thắng đó từng bước một.
Tin bài: Mục vụ truyền thông – HTTL Giao Ước Việt Nam
Lược dịch từ: DesiringGod.org