Hội Thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam – Tôi có phải cầu nguyện mỗi ngày không? Nhiều người trong chúng ta đang phải vật lộn với một vài dạng câu hỏi như thế này trong suốt đời sống theo Chúa của mình. Nếu chúng ta hỏi trong trách nhiệm để nhận được phước lành của Đức Chúa Trời, câu trả lời là Không. Cơ Đốc nhân nên bỏ những từ như kiếm được, đáng nhận và xứng đáng ra khỏi từ vựng của mình khi nói về sự chấp nhận chúng ta có được trong Đấng Christ.
Nếu chúng ta cầu hỏi trong tuyệt vọng, muốn được kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời để củng cố đức tin, thêm sức cho chúng ta bước theo, và làm sâu sắc thêm sự vui mừng của chúng ta trong Ngài, thì câu trả lời là Có. Chúng ta không hỏi, “Có phải trách nhiệm của tôi là thở mỗi ngày?” Chúng ta thở mỗi ngày để tồn tại! Có những trách nhiệm trong đời sống của một Cơ Đốc nhân, nhưng đó không phải là điều thúc đẩy chúng ta cầu nguyện. Một mối quan hệ mật thiết với Chúa sẽ không bao giờ phát triển hơn trong một bầu không khí bị chi phối bởi ý thức bổn phận.
Nếu những mong muốn chính yếu trong cuộc sống của chúng ta là sức khỏe, sự giàu có và những đứa con kháu khỉnh, thì chúng ta sẽ chẳng cảm thấy đói khát tâm linh. Nếu chúng ta thiết tha yêu Chúa bằng tất cả tấm lòng, được kinh nghiệm Ngài và giống Đấng Christ càng hơn, chúng ta nên thấy sự “đói khát” hàng ngày khiến chúng ta cầu nguyện.
Tôi không biết nhiều ví dụ tốt hơn về lời cầu nguyện tha thiết trong lúc tuyệt vọng như là của Đa-vít trong Thi Thiên 63, nơi chúng ta thấy được sự hiểu biết của lý trí về Đức Chúa Trời của ông trở thành kinh nghiệm của tấm lòng.
Lời cầu nguyện bao hàm sự khao khát
Thi Thiên này có lẽ đã được viết trong khi Đa-vít đang trốn chạy để bảo toàn mạng sống khỏi vua hay là con trai mình – Áp-sa-lôm. Thường thường chính sự khó khăn trong cuộc sống làm tỏ ra sự đói khát tâm linh của chúng ta. Trong Thi Thiên 63, Đa-vít cầu nguyện giữa những nghịch cảnh này. Nhưng việc chỉ đơn thuần trải qua sự chuyển động trong cầu nguyện là không đủ cho Đa-vít. Ông không thỏa lòng khi nói, “Tôi đã kiểm tra cái hộp ngày hôm nay về thời gian hàng ngày với Đức Chúa Trời.” Có sự khát trong lời cầu nguyện của ông để được kết nối với Chúa, so sánh với một người đàn ông sống trong sa mạc khô khao khát đến với nguồn nước. Đây có phải là cách chúng ta kêu cầu Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện?
Ông nhớ rằng đã có những lần ông thờ phượng Chúa mạnh mẽ đến mức ông có thể “nhìn thấy” vinh quang của Đức Chúa Trời bằng đôi mắt của đức tin. ông suy ngẫm trong sự cầu nguyện về phẩm tính và công việc của Ngài.
Sau đó, Đa-vít nhớ lại tình yêu cứu rỗi của Chúa tốt hơn cuộc sống tươi đẹp nhất mà ông có thể tưởng tượng ra. Ông thà ở trong một hang động mà biết tình yêu của Chúa hơn là ở trong một cung điện mà xa cách Ngài. Điều thú vị là trong toàn bộ lời cầu nguyện này, Đa-vít không cầu hỏi bất kỳ phước lành vật chất nào (không phải là có điều gì sai trái với điều đó). Ông không cầu hỏi để thành Giê-ru-sa-lem được phục hồi hay có được bình an và thịnh vượng về thể chất. Ông chỉ muốn thờ phượng Chúa và kinh nghiệm Ngài. Đây là những khao khát hàng đầu trong tâm trí và tấm lòng ông. Điều đó có đúng với chúng ta?
Lời cầu nguyện bao hàm sự thỏa lòng
Khi Đa-vít bắt đầu tự nhắc nhở mình về sự vững chắc không thay dời trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời, ông bắt đầu ca ngợi Chúa một lần nữa. Trong Thi Thiên 63:5 Đa-vít đang nói rằng hãy thật sự tập trung vào Chúa trong sự cầu nguyện cho đến khi lòng chúng ta bắt đầu thờ phượng như ăn tủy xương và mỡ thuộc linh. Khi ông không thể ngủ vào ban đêm, ông thờ phượng thay vì lo lắng, để lòng ông được tràn ngập niềm vui.
Ông nhắc nhở mình về những lần được giải cứu trong quá khứ. Ông cảm thấy mình như chú gà nhỏ, ấm áp và an toàn, ẩn dưới đôi cánh của mẹ nó. Đa-vít có ý thức về sự gần gũi và bảo vệ của Đức Chúa Trời, không chỉ là kiến thức hàn lâm về nó. Đây là một trong những niềm vui lớn nhất trong cuộc đời. Thật đáng để kiên trì trong cầu nguyện hàng ngày để được kinh nghiệm nhiều hơn.
Cầu nguyện bao hàm sự nương dựa
Nhiều người trong chúng ta nghĩ về sự cứu rỗi theo cách tĩnh như thế này: Tôi tin cậy nơi Chúa Giê-xu. Bạn không thể mất đi sự cứu rỗi. Công việc của Chúa là ban phước cho tôi. Tôi sẽ cố gắng không phạm tội nào “lớn quá”. Giờ thì tôi có thể thả nổi đời sống thuộc linh của mình. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Kinh Thánh không bao giờ dạy điều này.
Thay vào đó, Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta đến với một đức tin sống động. Ngài mong mỏi chúng ta có một cuộc đời cầu nguyện tha thiết và hết lòng nương cậy Chúa. Điều này không hàm ý một cuộc đời cầu nguyện mà ở đó chúng ta làm việc chăm chỉ theo sức riêng của mình để khiến cánh tay của Chúa ban phước lành cho chúng ta. Không gì có thể hơn được lẽ thật. Sự vùa giúp của Ngài giữ lấy sự nương dựa của chúng ta.
Lời cầu nguyện bao hàm thập tự giá
Chúng ta thường có thể cảm thấy rằng lời cầu nguyện khẩn thiết hàng ngày là một bổn phận mà chúng ta phải duy trì để xây dựng một bản lý lịch tâm linh để Chúa đối xử tốt với chúng ta. Theo như Kinh Thánh, chúng ta nên thấy mình yếu đuối, thiếu thốn và còn nhiều tội lỗi trong lòng (Rô-ma 7:15). Nếu điều này là đúng, chúng ta không nên tự tin vào chính mình rằng chúng ta sẽ sống trung tín với Chúa mỗi ngày. Chúng ta phải thức dậy và cầu xin Ngài đổ đầy chúng ta với Đức Thánh Linh.
Vấn đề không phải là cầu nguyện “đủ chăm” để Chúa sẽ hạ xuống đáp lời chúng ta. Điểm mấu chốt là nán lại trong lời cầu nguyện đủ lâu để rao giảng lẽ thật cho chính mình về sức mạnh và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Cách tốt nhất để nắm chặt Chúa càng hơn là tập trung vào việc Đấng Christ đã nắm chặt lấy chúng ta tại thập tự giá thể nào.
Tin bài:Nhóm dịch thuật – Mục vụ truyền thông HTTL Giao Ước Việt Nam
Lược dịch từ: DesiringGod.org