Hội Thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam – Cùng là chơi nhạc và hát, nhưng sự khác biệt giữa một buổi thờ phượng và hòa nhạc khác nhau thế nào?
“Mười ba năm trước chúng ta từng hỏi: Đâu thực chất là âm thanh của một buổi thờ phượng tại Bết-lê-hem, ngoại trừ phần rao giảng Lời Chúa? Có phải đó là đàn ống, piano, guitar, trống, ban hát, nhóm hát dẫn, dàn hợp xướng,v.v… Và câu trả lời được đưa ra là “Tiếng hát của người dân tại Bết-lê-hem”. Câu trả lời này không giúp ích gì mấy trong việc quyết định nhạc cụ nào được phép chơi. Có lẽ là không. Nhưng nó có tác dụng to lớn để chỉ ra ý nghĩa thực sự của những giây phút đó – giây phút thờ phượng. Nếu Bết-lê-hem không “hết lòng ca hát, chúc tụng Chúa” (Ê-phê-sô 5:19), tất cả sẽ kết thúc bởi nhà thờ sẽ bị đóng cửa.”
Bài viết của James K. A. Smith năm ngoái cũng để cập đến một điểm tương tự. Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ trong những điều ông nói ở trên, tôi nghĩ ông hoàn toàn chính xác khi nhắc đến những ý chính trong việc thờ phượng Chúa.
1. Nếu chúng ta, hội chúng, không thể nghe được mình hát, thì đó không phải là thờ phượng.
Một buổi thờ phượng Cơ Đốc không phải một buổi hòa nhạc. Trong một buổi hòa nhạc (một dạng của “sự biểu diễn”), chúng ta thường mong đợi sẽ bị choáng ngợp bởi âm thanh, đặc biệt là đối với một vài dòng nhạc. Trong một buổi hòa nhạc, chúng ta dễ dàng bị kích thích hoặc hưng phấn tột độ khi tiếng bass hay các âm thanh khác vang lên. Không có gì sai đối với một buổi hòa nhạc cả! Tuy nhiên, một buổi thờ phượng Cơ Đốc thì không phải là một buổi hòa nhạc. Thờ phượng là một hình thức mang tính tập thể, cộng đồng và linh thiêng- đồng thời âm thanh và giai điệu hòa làm một của hội chúng khi hát chính là một phần quan trọng của một buổi thờ phượng. Nó là một cách “thể hiện” rằng: trong Chúa, chúng ta là một thân. Nhưng điều này đòi hỏi chúng ta phải thực sự nghe tiếng mình hát, và nghe được anh chị em của mình cùng hát. Khi âm thanh của ban nhạc thờ phượng lấn át cả tiếng hát của hội chúng, chúng ta sẽ không thể nghe được mình đang hát cái gì, vậy nên chúng ta đã đánh mất khía cạnh tập thể của sự thờ phượng, dễ dàng trở thành một người thờ phượng “cá nhân” và thụ động.
2. Nếu chúng ta, hội chúng, không thể hát theo, thì đó không phải là thờ phượng.
Đối với những hình thức biểu diễn khác nhau, người nghệ sĩ và ban nhạc sẽ muốn được ngẫu hứng và trở nên “sáng tạo”, tạo ra nhiều bản phối khác nhau và thể hiện khả năng chơi nhạc của mình bằng cách nhấn nhá và ngẫu hứng bằng những giai điệu có sẵn. Xin nhắc lại một lần nữa, đó có thể là một phần thú vị và nét riêng biệt của một buổi hòa nhạc, nhưng nếu trong buổi thờ phượng, mà chỉ có ban nhạc và ban hát dẫn hát, còn hội chúng không thể hát theo được, như vậy không được coi là một buổi thờ phượng. Sự điêu luyện của bạn gợi lên sự thụ động ở chúng tôi; sự sáng tạo của bạn chỉ khích lệ chúng tôi im lặng. Và trong khi có thể bạn đang thờ phượng bằng sự sáng tạo của mình, cũng chính sự sáng tạo đó chặn đứng sự ngợi khen-thờ phượng của hội chúng.
3. Nếu bạn, ban nhạc, là tâm điểm của mọi sự chú ý, thì đó không phải là thờ phượng.
Tôi biết đó không phải là lỗi của bạn khi chúng tôi đặt bạn đứng trước hội thánh. Và tôi biết bạn muốn làm một hình mẫu thờ phượng để chúng tôi làm theo. Nhưng bởi vì chúng tôi cho phép bạn đem những hình thức của một buổi trình diển từ những buổi hòa nhạc vào thánh đường, chúng tôi đã vô tình khuyến khích các bạn trở nên tâm điểm của mọi sự chú ý. Và khi phần trình diễn của bạn trở thành phương tiện thể hiện tài năng của bạn-kể cả khi bạn có ý tốt-đúng là rất khó khăn để chúng tôi tập trung vào điều gì khác trừ ban nhạc. Khi ban nhạc chơi những khúc dạo nhạc dài với ý nghĩ rằng đó là “của lễ dâng lên Chúa”, hội chúng trở nên bị thụ động, và bởi vì chúng ta quen với cách biểu diễn những bài hát trong Grammy và những buổi hòa nhạc, chúng ta vô tình khiến các bạn trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Tôi thắc mắc rằng liệu có cách nào khác để thay đổi vị trí ban nhạc hay không (bên cạnh hoặc phía sau hội chúng?) và liệu có cách trình diễn nào đó khác giúp chúng ta từ bỏ những thói quen mà chúng ta từng có khi thờ phượng chăng?
Tin bài: Vĩnh An
Lược dịch từ: TheGospelCoalition