VECC – Hỡi những người mẹ mới sinh, hãy vững lòng! Hãy cứ bám lấy Lời sự sống – là Chúa Giê-xu! Khi bạn bè không mang đồ ăn đến nữa, khi mẹ bạn đã trở về nhà, khi ma quỷ đến ngụy trang trong sự cô đơn và đau đớn, và khi những đêm thức trắng như khiến bạn phát điên, hãy công bố rằng ân điển của Đấng Christ là đủ cả, và năng qyền Ngài trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối (2 Cô-rinh-tô 12:9).
Thường thường trong những ngày sau sinh, tôi phải vật lộn với cảm giác nhà có con nhỏ đang bị nắm giữ bởi những lời động viên sau sinh. Nó luôn bắt đầu với câu chuyện sinh con. Tôi tô vẽ bản thân mình như là một bà mẹ chiến thắng vui mừng, sự kiên cường thể hiện qua hai ngày chống chọi với khủng hoảng sinh con. Nó luôn kết thúc với điều gì đó như thế này:
Nếu tôi mà sinh đứa bé này ra, chắc chắn là tôi có thể…
kiên cường cho tới giờ nghỉ ngơi.
kiểm soát cảm xúc của mình.
thay thêm một cái bỉm nữa.
đưa trẻ ra ngoài trời ngày hôm nay.
Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng bản thân bằng những lời khích lệ tích cực như thế này không bao giờ nâng đỡ tôi được. Nó cũng không thể nâng đỡ bạn đâu. Bạn cần nuôi dưỡng mình bằng một câu chuyện khác – câu chuyện lớn hơn của một tình yêu thương lớn hơn. Ngay cả khi bạn mới sinh thêm một đứa trẻ trên thế giới này, bạn mới là người đang rất cần một Đấng Giải Cứu.
Được dựng nên cách đáng sợ và lạ lùng
Bạn sẽ không tìm thấy câu chuyện này ở bản thân mình, nhưng là trong Kinh Thánh. Như cách Chúa giúp khi bạn sinh con, Ngài cũng sẽ mở đôi mắt bạn nữa. Hãy hỏi xin Ngài bày tỏ cho bạn. Cũng như con của bạn, con chỉ có thể nhìn trong phạm vi gần, thấy những hình ảnh mờ ảo, lại có thể nhận ra bạn ở bên kia góc phòng cách lạ lùng; bạn cũng sẽ bắt đầu nhận ra Cha thiên thượng trong sự mờ ảo của cuộc sống mới làm mẹ.
Việc mang thai sẽ nhắc nhớ bạn rằng bạn được dựng nên cách đáng sợ và lạ lùng (Thi thiên 139:14), rằng Chúa phán hãy sinh sản và gia tăng gấp bội từ lúc ban đầu (Sáng Thế Ký 1:28), và rằng chính Chúa cũng trở nên xác thể (Giăng 1:14). Việc mang thai sẽ khiến bạn đồng cảm với người Y-sơ-ra-ên khi họ chờ đợi Đấng Mê-si-a, và tỉnh thức chờ Chúa Giê-xu trở lại. Việc sinh con sẽ cho bạn cái nhìn thoáng qua về sự sa ngã (Sáng Thế Ký 3:16) khi bạn cảm nhận được nỗi đau của tội lỗi và sự xa cách Đức Chúa Trời.
Trước khi Chúa Giê-xu đến thế gian, người phụ nữ sau sinh phải chịu đựng một tháng thanh tẩy trước khi được đến gần nơi Chúa ngự. Một thầy tế lễ sẽ làm lễ chuộc tội cho người ấy bằng việc dâng sinh tế là con chiên không tì vết (Lê-vi Ký 12:6). Chú Giê-xu chính là Chiên Con hoàn hảo hơn, là sinh tế một lần đủ cả cho tất cả các bà mẹ. Ngài đang cầu thay cho bạn mỗi ngày khi bạn thấy mệt mỏi. Ngài hứa ở cùng bạn – ngày hôm qua, hôm nay và cho đến đời đời (Hê-bơ-rơ 13:8). Ngài dâng chính thân mình để chuộc bạn, để bạn có thể đến gần ngôi ân điển khi bạn cần (Hê-bơ-rơ 4:16).
Việc làm mẹ dạy bạn điều gì?
Ngục tù thực sự không phải là cuộc sống sau sinh, nhưng là cái ách của tội lỗi bạn đã từng mang. Chúa Giê-xu đã giải phóng để bạn được tự do bằng sự chết và sự phục sinh của Ngài (Ga-la-ti 5:1). Trong thời gian này, Ngài sẽ gỡ bỏ thần tượng là chính bạn, khiến bạn cảm thấy trần trụi như ngày bạn chào đời (Ô-sê 2:3). Khi bạn đón nhận thân thể mới với vết dãn và da bị rạn, bạn sẽ nghĩ đến việc Ê-va cảm thấy như thế nào khi cơ thể trần trụi mà không ngượng ngùng (Sáng Thế Ký 2:25). Như cách bạn nhẹ nhàng mặc đồ cho đứa con mới sinh, Đấng Christ cũng sẽ mặc bạn với áo cứu rỗi và áo choàng công chính (Ê-sai 61:10).
Khi bạn trông đợi đến một ngày Chúa sẽ làm mọi sự trở nên mới (Khải Huyền 21:5), bạn sẽ thấy thoáng qua sự đổi mới Phúc Âm đã xảy ra trong tấm lòng bạn. Đức Thánh Linh ở trong bạn, thánh hóa bạn, để bạn không chỉ được đến gần đền thờ của Ngài, mà để chính thân thể bạn trở thành đền thờ của Ngài (1 Cô-rinh-tô 6:19).
Giống như đứa trẻ mới sinh, bạn là tạo vật mới (2 Cô-rinh-tô 5:17), được sống trong đời mới (Rô-ma 6:4). Bạn sẽ trở thành người học và người nhận thiên về vận động của Phúc Âm. Bạn sẽ học cách yêu con như Đấng Christ đã yêu bạn (1 Giăng 4:19), chăm sóc đứa bé chưa thể đền đáp lại bạn ngày và đêm. Bạn sẽ thấy Chúa Giê-xu, Đấng đã đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ, và dâng mạng sống mình làm giá chuộc cho nhiều người (Mác 10:45). Khi bạn phản ứng lại với tiếng khóc của trẻ, bạn cũng sẽ biết rằng Chúa sẽ đáp lời bạn (Phi-líp 4:19). Khi bạn nuôi dưỡng trẻ, bạn cũng sẽ thấy khát sữa thuộc linh (1 Phi-e-rơ 2:2).
Bạn làm được mọi sự
Hỡi những người mẹ mới sinh, hãy vững lòng! Cứ bám lấy Lời sự sống – là Chúa Giê-xu! Khi bạn bè không mang đồ ăn đến nữa, khi mẹ bạn đã trở về nhà, khi ma quỷ đến ngụy trang trong sự cô đơn và đau đớn, và khi những đêm thức trắng như khiến bạn phát điên, hãy công bố rằng ân điển của Đấng Christ là đủ cả, và năng qyền Ngài trở nên trọn vẹn trong sự yếu đuối (2 Cô-rinh-tô 12:9). Đó là, sau tất cả, Phao-lô đã viết “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi.” (Phi-líp 4:13).
Phao-lô không đơn độc, và bạn cũng vậy. Trong câu tiếp theo ông nói, “Tuy nhiên, anh em góp phần giúp tôi trong cơn hoạn nạn là làm điều tốt đẹp.” (Phi-líp 4:14). Phao-lô nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ hội thánh. Hãy biết rằng Chúa vui mừng chu cấp cho dân sự Ngài qua mỗi người. Hãy vươn ra, cho cộng đồng Hội Thánh món quà là sự giúp đỡ bạn, kinh nghiệm Phúc Âm cả với bạn và qua bạn. Hãy như Phao-lô, biết rằng cuộc đời bạn giúp ích cho sự phát triển Tin Lành (Phi-líp 1:12). Nhu cầu của họ cũng nhiều như của bạn vậy.
Trầm cảm sau sinh
Sau khi tôi sinh bé đầu lòng, mẹ đã chiều chuộng tôi và ở cùng tôi hai tuần. Khi bố tôi đến đón mẹ, ông khẳng định rằng tôi sẽ trở thành một người mẹ tuyệt vời, và cùng với đó, ông nhắc tôi rằng chứng trầm cảm sau sinh là có thật và rất phổ biến. Là một nhà cố vấn sức khỏe tâm lý, tôi đã không nghĩ rằng mình cần đến lời nhắc nhở này. Nhưng tôi đã cần đến nó, và bạn cũng vậy.
Mọi khoảng thời gian sau mỗi lần sinh đều có những thăng trầm, nhưng nó không nhất thiết phải trở thành tù ngục. Hãy tìm đến sự giúp đỡ ngay lập tức, và từ một chuyên gia, nếu bạn không chắc những gì mình đang trải qua có lành mạnh hay không. Đúng vậy, Chúa Giê-xu ở với chúng ta ngày hôm qua, hôm nay và cho đến đời đời; nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta không thể tìm gặp bác sĩ. Họ thường là phương tiện quan trọng Chúa dùng để chăm sóc cho chúng ta.
Khi bạn kể câu chuyện ngọt ngào của con, hãy nhớ kể về câu chuyện của mình nữa. Sự cứu chuộc của Đấng Christ được viết lại trong khắp cả Kinh Thánh, nhưng nó có thể được kể lại qua cuộc đời và hành trình làm mẹ của bạn. Công bố câu chuyện của Chúa cho chính bạn. Khi bạn được giải cứu, hãy kể với thế giới về Đấng Giải Cứu của bạn.
Tin bài: Mục vụ truyền thông – HTTL Giao Ước Việt Nam
Lược dịch từ: DesiringGod.org