Hội Thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam – Dưới đây là 10 câu Kinh Thánh hay dành cho những người bạn đang đối diện với khó khăn.
1.Tôi tin chắc rằng Đấng đã bắt đầu làm việc lành trong anh em sẽ làm trọn việc ấy cho đến ngày của Đấng Christ Jêsus.(Phi-líp 1:6)
Khi sứ đồ Phao-lô nói rằng ông tin chắc về một vài điều, chúng ta có thể muốn biết về điều đó. Trong phân đoạn trên, Phao-lô có một đảm bảo rằng Đức Chúa Trời, Đấng “bắt đầu làm việc lành trong” Ti-mô-thê, thì cũng “làm trọn việc ấy cho đến ngày của Đấng Christ Giê-xu”. Điều mà Đức Chúa Trời hứa thì Ngài sẽ hoàn tất. Đây giống như việc Đức Chúa Trời xác nhận rằng Ngài cầm tay chúng ta (Giăng 6: 37-39) cho tới khi chúng ta có được sự bình an. Điều Đức Chúa Trời khởi sự thì Ngài sẽ kết thúc nó. Hãy đem câu Kinh Thánh này cho bạn bè của mình.
2. Để anh em không thiếu bất cứ ân tứ thuộc linh nào, trong lúc chờ đợi sự hiện ra của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời sẽ giữ anh em bền vững cho đến cuối cùng, để không bị khiển trách trong ngày của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ.(I Cô-rinh-tô 1: 7-8)
Phao-lô vô cùng biết ơn Đức Chúa Trời rằng Hội thánh Cô-rinh-tô không thể thiếu những ân tứ thuộc linh, nhưng mối quan tâm chính của ông là đưa ra sự đảm bảo cho người dân thành Cô-rinh-tô về ngày Chúa đến. Có một vài điều không cần thiết liên quan đến tội lỗi và cảm giác rằng họ không làm điều này trong ngày Chúa đến, nên Phao-lô hướng đến điểm mấu chốt là Lời hứa của Đức Chúa Trời rằng “Đức Chúa Trời sẽ giữ anh em bền vững cho đến cuối cùng” và giữ anh em “để không bị khiển trách trong ngày của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ”.
3. Chính Đức Chúa Trời, Đấng đã làm cho cả chúng tôi và anh em vững vàng trong Đấng Christ, đã xức dầu cho chúng tôi. Ngài cũng đã đóng ấn Ngài trên chúng ta, và ban Thánh Linh của Ngài vào lòng chúng ta để làm bảo chứng.(II Cô-rinh-tô 1: 21-22)
Nếu là chính chúng ta đã thiết lập bản thân với Đức Chúa Trời, thì không có ai trong chúng ta có thể đảm bảo bất kỳ điều gì, nhưng khi Đức Chúa Trời làm cho chúng ta đứng vững vàng trong Đức Chúa Giê-xu Christ, điều này có nghĩa là Ngài cũng đã đóng dấu ấn Ngài trên chúng ta, và dấu ấn này được ban cho bởi Đức Thánh Linh, Đấng ở cùng chúng ta cho tới ngày Chúa đến. Đức Thánh Linh tỏ với tâm linh chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời (Rô-ma 8: 16). Đây có phải là lời khích lệ chăng?
4. Khi con vượt qua các dòng nước, Ta sẽ ở cùng; Khi con lội qua sông, sẽ chẳng bị nước cuốn. Khi con bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa sẽ chẳng thiêu đốt con.(Ê-sai 43:2)
Điều gì mà phân đoạn Ê-sai 43 muốn cất nhắc ở đây và mặc dù điều này được Ê-sai viết ra, nhưng nó không chỉ đúng với những người tin Chúa Giê-xu chăng? Đức Chúa Trời đã nói với họ (và chúng ta): “Đừng sợ, vì Ta đã cứu chuộc con.Ta đã gọi đích danh con và con thuộc về Ta“. (Ê-sai 43:1), và mặc dù bạn của bạn không cảm thấy điều đó, hãy nhắn cho họ câu gốc “Con là quý báu và đáng chuộng trong mắt Ta” (Ê-sai 43: 4a). Đó là điều mà những người bạn nên làm.
5. Tôi nghĩ rằng những đau khổ hiện tại không đáng so sánh với vinh quang tương lai sẽ được tỏ ra cho chúng ta.(Rô-ma 8: 18)
Từ “nghĩ rằng” ở đây mang tính thuật ngữ toán học, kế toán hơn là một suy nghĩ hay sự phản ánh. Phao-lô có thể thích việc nhóm tất cả mọi thứ của hiện tại, chịu đựng tội lỗi thế gian, bao gồm cả sự chịu đựng của chúng ta vào bên nợ, và tiếp đó là bên có bao gồm tất cả vinh quang tương lai sẽ được tỏ ra cho chúng ta (Rô-ma 8: 18). Kết luận của Phao-lô cũng như của chúng ta; điều này không thể cãi vào đâu được. Niềm vui vĩnh cửu và vô thời hạn cùng với việc thấy được sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, điều này tuyệt vời hơn rất nhiều so với khoảng thời gian khó khăn vụn vặt mà chúng ta đang phải gánh chịu. Đó là lý do vì sao Phao-lô chắc chắn rằng không có vấn đề gì đối với những điều xảy đến trong cuộc đời này, mọi việc đều làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời (Rô-ma 8: 28). Chúng ta có Lời của Đức Chúa Trời và như thế là đủ, có đúng không?
6. Không những thế, chúng ta cũng vui mừng trong gian khổ nữa, vì biết rằng gian khổ sinh ra kiên nhẫn, kiên nhẫn sinh ra nghị lực, nghị lực sinh ra hi vọng, và hi vọng không làm chúng ta hổ thẹn, vì tình thương của Đức Chúa Trời tuôn đổ vào lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh là Đấng đã được ban cho chúng ta.(Rô-ma 5: 3-5)
Thật dễ dàng để vui vẻ trong những khoảng thời gian tốt đẹp, nhưng rất khó để vui khi bạn đang đau khổ. Nếu bạn nghĩ theo cách này, sư đau khổ sẽ làm cho chúng ta có sức chịu đựng tốt hơn. Sự kiên nhẫn sinh ra nghị lực. Cuộc thử thách nghị lực sinh ra hy vọng. Và hy vọng này, cuối cùng không khiến chúng ta có bất kỳ sự hổ thẹn nào cả (II Cô-rinh-tô 5:21). Bạn có thấy được sự liên quan mật thiết ở đây không?
7. Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi. (Phi-líp 4:13)
Chúa Giê-xu nói với các môn đồ mình rất lâu về trước rằng ngoài Ngài ra thì họ chẳng làm chi được (Giăng 15: 5). Không phải chỉ là một chút trong “một vài thứ”. Thông qua Đấng Christ thì chúng ta mới có thể làm mọi thứ chỉ vì “nhờ Đấng ban năng lực cho tôi”. Đó cũng không phải là tự mình giúp mình, nhưng là sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Thông qua Đức Chúa Giê-xu, mọi điều trong ý muốn Ngài đều trở nên có thể, nhưng không phải ngoài Ngài chúng ta có sức mạnh làm mọi việc.
8. Cũng hãy nhớ lúc ấy, ở trần gian nầy, anh em không có Đấng Christ, không có quyền công dân Y-sơ-ra-ên, xa lạ đối với giao ước của lời hứa, không có hi vọng, không có Đức Chúa Trời.Nhưng trong Đấng Christ Jêsus, anh em là người trước kia xa cách, bây giờ đã được gần gũi nhờ huyết của Đấng Christ. (Ê-phê-sô 2: 12-13)
Tại thời điểm đó, người Y-sơ-ra-ên cổ đại là những vị khách lạ ở xứ Ai Cập, và chỉ tới khi Đức Chúa Trời đem họ vào đồng vắng cuối cùng cũng làm họ biết đến Ngài. Họ không thể tách rời khỏi Ngài được nữa. Đó là vì Đức Chúa Trời đã gọi dân sự ra khỏi Ai Cập, giống như việc Ngài gọi chúng ta ra khỏi nơi tội lỗi của mình. Chúng ta đã từng là dân ngoại với Chúa và là những kẻ thù tự nhiên của Ngài (Rô-ma 5: 6-10). Tại thời điểm đó, bạn hãy nhớ rằng “không có hy vọng, không có Đức Chúa Trời”. Tôi nhớ về sự đau khổ xảy ra như thế nào? Cảm tạ Chúa vì chúng ta đã được gần gũi với Đức Chúa Trời nhờ huyết của Đấng Christ Giê-xu.
9. Ngài sẽ lau ráo nước mắt trên mắt họ. Sẽ không có sự chết, cũng không có tang chế, than khóc, hoặc đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. (Khải huyền 21: 4)
Họ có một ngày tồi tệ chăng? Nên nói gì với bạn của mình đây? Tại sao lại không nhắn cho cậu ấy câu Kinh Thánh này nhỉ? Đây là phân đoạn Kinh Thánh có thể giúp họ giải quyết vấn đề ngày hôm nay bởi việc suy ngẫm về ngày mai… để ít nhất biết rằng một ngày nào đó điều này sẽ chỉ là quá khứ. Một phần của lý do sẽ không có tang chế vì sự chết đã kết thúc! Không còn đau đớn, than khóc bởi hình phạt của tội lỗi. Tất cả những điều đó “đã qua rồi”. Hãy ca ngợi Đức Chúa Trời. Đó là tương lai của chúng ta.
10. Đó chính là lý do mà ta chịu khổ. Nhưng ta không hổ thẹn vì biết ta đã tin Đấng nào, và ta đoan chắc rằng Đấng ấy có quyền năng bảo vệ điều ta đã ủy thác cho đến Ngày ấy.(II Ti-mô-thê 1: 12)
Đây là lá thư cuối cùng của Phao-lô. Nó được viết chỉ trước khi ông bị chặt đầu. Ti-mô-thê cần phải biết rằng đây là bức thư cuối cùng của Phao-lô viết (II Ti-mô-thê 4). Sự thật là trong thời gian Ti-mô-thê nhận được bức thư này, Phao-lô có lẽ đã tử vì đạo. Nó khiến cho những phân đoạn sau cùng trong bức thư của ông rất giá trị. Đây giống như là “lời trăn trối cuối cùng”. Tôi tin sứ đồ phao-lô đã cố gắng trấn an Ti-mô-thê, người mà đang bị lung lay bởi cái chết sắp xảy đến của thầy mình. Khi đó, Phao-lô lại viết cho Ti-mô-thê rằng ông biết Đức Chúa Trời, Đấng mà ông đã tin và kinh nghiệm được. Ông đã phục vụ Ngài, chịu đựng vì Ngài, làm chứng về Ngài, và bị đánh đập, chửi bới, ném đá cho đến chết vì danh Chúa và ông tin rằng Chúa Ngài tể trị trên tất cả điều đó. Đó là lý do tại sao ông nói với Ti-mô-thê rằng ông đã bị thuyết phục bởi Đức Chúa Trời rằng ông có thể bảo vệ linh hồn mình cho tới ngày Đấng Christ trở lại. Điều mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho Phao-lô đó là Đức Thánh Linh và Phao-lô biết rằng mình phải bảo vệ bản thân cho tới cuối cùng. Ông muốn Ti-mô-thê biết được điều tương tự như vậy. Đây không phải chỉ cho Phao-lô hay Ti-mô-thê nhưng là cho tất cả những ai đặt niềm tin nơi Đấng Christ, Ngài sẽ bảo vệ họ và giữ họ trong sự an toàn và an ninh cho tới ngày Đấng Christ trở lại, hay ngày chết của chúng ta (tùy theo cái nào đến trước).
Kết luận
Bạn có một người bạn để khích lệ mình chưa? Thậm chí họ đã thổi bùng nó trong khoảng thời gian dài, nhưng hãy nhớ đến vai trò của bạn như một người bạn; “Bạn bè thương mến nhau luôn luôn, và anh em sinh ra để giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn” (Châm ngôn 17:17). Đó sẽ là một lời nhắn tuyệt vời để gửi tới người bạn đang đấu tranh cho lẽ phải. Bạn có phải là một người bạn của ai đó, người mà bạn đặc biệt thân thiết không? Kinh Thánh dạy chúng ta rằng “Có một bạn thân thiết còn hơn anh em ruột thịt.” (Châm ngôn 18: 24b). Đó có phải là bạn không?
Tin bài: Thoa Trần
Lược dịch từ: WhatChristiansWantToKnow.com