Hội Thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam – Thờ phượng trực tuyến sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người không thể tham dự các buổi lễ ngày Chúa nhật và một cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy nhiều Mục sư tin rằng việc kinh nghiệm đức tin qua mạng Internet sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn trong thập kỷ tới.
Bản báo cáo từ Barna Group cho biết, theo 87% Mục sư “sự trợ giúp về đức tin” thông qua mạng Internet là “có thể chấp nhận được về mặt thần học”. 39% Mục sư sẽ tự cử hành các buổi lễ trực tuyến.
Cuộc thăm dò khảo sát đã được tiến hành với hơn 600 Mục sư kỳ cựu cho cuộc nghiên cứu mà đã góp phần đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về việc chấp nhận thực hiện truyền bá đức tin trực tuyến trong 15 năm qua. Cuộc nghiên cứu được thực hiện qua điện thoại trong tháng 12/ 2000 và tháng 11/ 2014 để so sánh kết quả trong các thời điểm khác nhau. Trong lần khảo sát đầu tiên năm 2000, 78% trong số các vị Mục sư cảm thấy rằng có thể sẽ thành công với những trải nghiệm tôn giáo trực tuyến và chỉ 15% tiến hành thờ phượng qua mạng.
Kết quả của nghiên cứu về cách thức các Mục sư sử dụng mạng Internet trong công việc cũng rất thú vị: theo báo cáo của Barna Group, “trong năm 2000, chỉ hơn 8 trên 10 Mục sư sử dụng máy tính ở nhà thờ (83%). “Ngày nay hầu hết các Mục sư đều làm vậy (96%)”. Trong khi mục đích sử dụng máy tính trong hai thời điểm về cơ bản là giống nhau, hơn nửa số Mục sư nói rằng họ dùng máy tính để viết bài hoặc chau chuốt, chỉnh sửa câu chữ (2014 là 59% và 51% trong năm 2000). Tỉ lệ Mục sư dùng máy tính để truy cập mạng Internet (ngày nay 39% so với 24% trong năm 2000) và thư điện tử (46% so với 24%) đang tăng một cách đáng kể.
Các nhà Truyền giáo cũng công nhận rằng mạng Internet là công cụ hữu ích để truyền bá Lời Chúa. 55% những người được khảo sát tin rằng việc đầu tư vào một trang web chất lượng rất quan trọng và 54% cho là rất đáng để dùng quỹ Hội thánh đầu tư cho dự án này. Vì nhu cầu thu hút những người trẻ tuổi đến với Cơ Đốc giáo ngày càng quan trọng, nhiều Mục sư đồng ý rằng mạng Internet và các trang web sẽ góp phần không nhỏ để đạt được mục tiêu này.
Nhưng còn những vấn đề tiêu cực liên quan đến tranh ảnh đồi trụy và nguy cơ tiếp cận với những người xấu trên mạng Internet thì sao? Cũng theo nghiên cứu ấy, “rất ít Mục sư đồng ý với những tuyên bố tiêu cực đề cập đến mạng xã hội và mục vụ Truyền giáo”. “Chỉ 3% nói rằng tốt hơn hết những Hội thánh nhỏ không nên cố gắng thành lập trang web nhằm phát triển mục vụ của mình (giảm từ 10% trong năm 2000). Không đến 10 Mục sư tin là các trang web và các hoạt động Internet sẽ làm sao nhãng việc thực hiện các mục vụ quan trọng (giảm nhẹ từ 12% năm 2000 xuống còn 8%). Và khoảng 1/7 các vị Mục sư tin rằng nguy cơ Internet bị sử dụng để mở rộng tà giáo, bóp méo và xuyên tạc Cơ Đốc giáo sẽ lấn át tiềm năng truyền bá Cơ Đốc giáo chân chính (13%, giảm từ 17% trong năm 2000).
Barna Group kết luận rằng việc sử dụng mạng Internet như một công cụ phục vụ mục vụ Truyền giáo ngày càng được chấp nhận một cách rộng rãi, cũng giống như việc các lãnh đạo Hội thánh nhìn thấy được những tín hiệu tích cực trong những năm tới.
“Bên cạnh việc sử dụng Internet một cách thực tế của các Mục sư như tìm hiểu tài liệu cho các bài giảng, cập nhật tin tức, mua hàng,… Các Mục sư và lãnh đạo Hội thánh cũng nhận ra thực tế họ đã làm được những gì cho mục vụ truyền giáo trực tuyến”, Roxanne Stone- Phó chủ tịch Tập đoàn Barna nói thêm. “Họ công nhận rằng trang web của Hội thánh luôn là ấn tượng đầu tiên hoặc có thể là duy nhất với người ngoại về mục vụ Truyền giáo của họ”.
Tin bài: Mục vụ truyền thông – HTTL Giao Ước Việt Nam
Lược dịch từ: www.gospelherald.com