VECC – Bạn yêu dấu, đừng đánh đổi sự thông công với Chúa cho những thứ khác của Ngài. Hãy tận hưởng những món quà từ Chúa, nhưng đừng đánh đổi chúng lấy Ngài. Chính Đấng Christ là sự sống của chúng ta (Cô-lô-se 3:4). Niềm vui đời đời không được tìm thấy nơi vật chất của Chúa, mà là ở trong Ngài (Thi Thiên 16:11).
“Bà ơi, sao mắt bà to thế!” Cô bé hỏi người bà của mình.
Con sói to xấu xa, đã cảm thấy nản lòng trong một tập gần đây với ba chú heo con, đã phát triển một mưu kế mới. Nó không thể chỉ còn dựa vào sự hung ác để chinh phục con mồi. Lời nói láo và gắt gỏng phải được thay thế bằng lời xảo trá. Và kẻ thù của chúng ta cũng vậy. Nó đã lên cả âm mưu, và chúng ta sống nhiều ở “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ” hơn là “Ba Chú Lợn Con”.
Ở những nơi có sự bắt bớ, nó vẫn thở hổn hển qua những con người độc ác để phá hủy Hội Thánh và ăn mừng trên các linh hồn. Nó đe dọa sự chết chóc với những ai bước đi trong Con Đường với hi vọng đe dọa và khiến họ xa cách sự sống đời đời.
Ở phương Tây, nó chọn cách tiếp cận tinh tế hơn, quyến rũ chúng ta rơi vào bẫy của sự thỏa mãn. Sự an nhàn và thành công dễ dàng ru ngủ chúng ta trong mái nhà tranh, trong khi những thú vui làm tê cóng khả năng nhận ra rằng bà có cái răng thật sự rất lớn (câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ).
Sự vui mừng, răng mày lớn làm sao!
Một cách đơn giản mà nói, ma quỷ thường khiến chúng ta bối rối khi nghĩ rằng sự thỏa lòng trong thế gian là sự thỏa mãn thuộc linh. Chúng ta vui mừng nhận lấy những cái mới – một công việc, một mối quan hệ, một sự thành công – và chúng ta thường sai khi cho rằng, niềm vui của chúng ta tự động tìm thấy nguồn nơi Chúa.
Nó thường nghe như thế này: Thời gian của tôi với Chúa – tóm gọn lại – thật sự ngọt ngào! Tôi cảm thấy sự hiện diện của Ngài trong những cách mới mẻ và tôi rất vui mừng trong Ngài trong thời gian này! Theo kinh nghiệm của tôi – cả việc nói ra hay nghe nói – điều chúng ta thực sự muốn nói là mình được phước với một sự thăng tiến trong công việc, hay là sự tái hợp với người yêu cũ.
Con sói bị lộ diện khi chúng ta hỏi: Sự thông công với Chúa ngọt ngào trong thời gian này cụ thể là sao? Bạn có được hướng về Chúa nhiều hơn trong Lời của Ngài? Bạn có quỳ xuống trước Ngài thường xuyên hơn trong cầu nguyện? Bạn có thấy những ham muốn xác thịt khiến Chúa không vui được thay thế bằng những việc lành và tình yêu thương cho người lân cận? Đây có phải là những dấu hiệu của một thời kỳ vui mừng? Đương nhiên là vậy nếu ví bạn đầy tiền, có một người vợ đáng yêu đang đợi bạn ở nhà, và những lo lắng trong công việc biến mất – nhưng còn Chúa Giê-xu thì sao?
Chắc chắn Chúa là Đấng ban cho mọi điều tốt lành (Gia-cơ 1:17), và chúng được ban cho để chúng ta có thể vui hưởng. Nhưng nếu có điều gì chúng ta học được từ lịch sử của Y-sơ-ra-ên, thì đó là phước hạnh thuộc thể không giống hoàn toàn với phước hạnh thuộc linh. Sự dư dật trong Đất Hứa thường dẫn đến sự thờ ơ thuộc linh, sự vô tín và cuối cùng là bị lưu đày.
Một niềm vui giả quan sát được
Ngay cả C.S. Lewis cũng bị điều này làm cho bối rối. Trong Nỗi đau quan sát được, ông viết về kinh nghiệm cá nhân với sự gần gũi Đức Chúa Trời trong kỳ thịnh vượng, và rồi là sự vắng mặt gây sửng sốt của Ngài đang khi ông chịu khổ.
Trong khoảng thời gian đó, Chúa ở đâu vậy? Đây là một trong những dấu hiệu đáng lo lắng nhất. Khi bạn hạnh phúc, hạnh phúc đến nỗi bạn không có ý niệm bạn cần đến Chúa, hạnh phúc đến nỗi bạn bị cám dỗ cảm thấy yêu cầu của Chúa trên mình là điều gây gián đoạn; nếu bạn nhớ đến chính mình và quay lại với Ngài với thái độ biết ơn và ca ngợi, bạn sẽ được – hoặc cảm thấy – được chào đón với vòng tay rộng mở. Nhưng khi đến với Chúa khi bạn tha thiết cần điều gì đó, khi mọi sự giúp đỡ khác đều vô ích, và bạn tìm thấy gì? Một cánh cửa đóng sầm trước mặt bạn, và âm thanh của cái then cài, một cái, rồi đến hai cái từ bên trong. Sau đó là sự im lặng… Tại sao Ngài lại hiện diện như một người chỉ huy khi chúng ta thịnh vượng và luôn vắng mặt khi chúng ta gặp nan đề? (5-6; nhấn mạnh thêm)
Khi chúng ta ở trong kỳ thịnh vượng nhất, chúng ta thường quên Đức Chúa Trời với những món quà của Ngài, và hòa cùng Lewis trong một niềm vui giả tạo mà, thay vì dẫn chúng ta đến sự thông công với Chúa và vâng lời Ngài hơn, chúng ta bị dẫn đến chỗ “thấy không cần Chúa”. Quả thật như vậy, niềm hạnh phúc đội lốt chiên này khiến Chúa và yêu cầu của Ngài trên chúng ta giống như sự chen vào gây gián đoạn: “Cha hãy đi chỗ khác đi, Cha không thấy con đang chơi hay sao!”
Không có gì bất ngờ khi chúng ta có cảm giác Ngài vắng mặt khi chúng ta gặp hoạn nạn. Khi thử thách đến làm chúng ta xóc nảy lên từ giấc ngủ thuộc linh thoải mái, chúng ta nhận ra rằng chính chúng ta đã tách mình ra khỏi Chúa, trốn trong một cái hang để vui với những món đồ trang sức rẻ tiền của mình. Chúng ta thật sai lầm khi giả định rằng nhiều món quà là nhiều sự hiện diện. Khi làm như vậy, chúng ta có nhiều phúc âm thịnh vượng trong mình hơn những gì chúng ta tưởng.
Chúng ta có muốn sự vui mừng thật?
Bạn yêu dấu, chúng ta có nên nhận lãnh ơn phước từ Chúa và trả lại Ngài bằng sự lãng quên? Chúng ta có nên nhìn minh chứng của tình yêu Ngài qua việc ban Con Một của Ngài và đền đáp lại bằng sự thờ ơ? Chúng ta có nên quên danh của Đức Chúa Trời trong khi Ngài vẫn luôn khắc ghi tên chúng ta trong lòng bàn tay Ngài? Liệu có sự bất công nào lớn hơn khi có những con người yêu đến nỗi nhốt người phối ngẫu thiên thượng của họ trên gác mái của lòng yêu thương?
Hãy tự hỏi mình: Có phải mặt trời của lòng yêu thương tôi dành cho Chúa Giê-xu đang mọc lên hay lặn xuống? Tôi cần có thêm Đấng Christ, hay những điều vui thích khác sẽ làm đầy lòng tôi?
Bạn yêu dấu, đừng đánh đổi sự thông công với Chúa cho những thứ khác của Ngài. Hãy tận hưởng những món quà từ Chúa, nhưng đừng đánh đổi chúng lấy Ngài. Chính Đấng Christ là sự sống của chúng ta (Cô-lô-se 3:4). Niềm vui đời đời không được tìm thấy nơi vật chất của Chúa, mà là ở trong Ngài (Thi Thiên 16:11).
Tin bài: Mục vụ truyền thông – HTTL Giao Ước Việt Nam
Lược dịch từ: DesiringGod.org